27/10/2016
2 nhận xét
Với thế mạnh về vốn, công nghệ, quản lý, cùng hệ thống phân phối rộng khắp, doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tỏ rõ ưu thế vượt trội trong xuất khẩu hàng dệt may.
Một trong những dự án sẽ có đóng góp đáng kể đối với ngành dệt may xuất khẩu là LuxFashion của Công ty Lifepro Vietnam.
Với tổng vốn 300 triệu USD, Dự án LuxFashion gồm 11 xưởng, là tổ hợp sản xuất hàng may mặc đồng bộ khép kín từ dệt vải, nhuộm, cắt, may đến xử lý hóa chất, giặt, là và đóng gói xuất khẩu.
Theo ông Boubker El Fehdi, Tổng giám đốc điều hành Lifepro Vietnam, với lợi thế là dự án được đầu tư khép kín, cùng trang thiết bị hiện đại của Reymatex, Vibemac, Malavasi, Mayer&Cie, nên quá trình sản xuất sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí.
Chỉ riêng việc Lifepro Vietnam ký hợp đồng nguyên tắc với Globe Manufacturing Company LLC (Mỹ) chuyên cung cấp trang phục chuyên dụng cho lính cứu hỏa Mỹ với giá trị hợp đồng đạt hơn 137 triệu USD đã là một con số đáng kể đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may.
Ngoài LuxFashion, còn không ít dự án FDI có thâm niên hoạt động tại Việt Nam như Kyung Bang, Hansae Việt Nam, Han-soll Việt Nam, Vina-Korea…, cũng đang đóng góp lớn cho xuất khẩu dệt may của quốc gia.
Với số lao động xấp xỉ 2.000 người, 100% sản phẩm sản xuất ra phục vụ xuất khẩu, Công ty TNHH VinaKorea (Hàn Quốc), có trụ sở tại Khu công nghiệp Khai Quang (thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã xuất khẩu bình quân hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Lợi thế của VinaKorea là có mạng lưới thị trường rộng khắp và 100% sản phẩm làm ra để cung cấp cho những khách hàng nổi tiếng thế giới, như Gap Inc, Wal-Mart, AEO, Ann taylor, Limited Brands, Li&Fung và A&F. Hơn nữa, công ty mẹ của VinaKorea là Tập đoàn thương mại YakJin tại Hàn Quốc có hệ thống công ty con ở các nước Trung Quốc, Lào, Indonesia Mỹ, Việt Nam, Campuchia…, nên có hỗ trợ rất lớn trong xuất khẩu sản phẩm của Công ty.
Cũng có thâm niên hoạt động tại Việt Nam xấp xỉ 10 năm, với 2 nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Tây Bắc (Củ Chi, TP.HCM) và nhà máy thứ hai tại Khu chế xuất Linh Trung III (Tây Ninh), Công ty Hansae Việt Nam xuất khẩu khoảng 60-70 triệu sản phẩm/năm. Doanh nghiệp này cũng đang xây dựng thêm nhà máy thứ 3 tại Khu công nghiệp Tân Hương (Tiền Giang) với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, với công suất 30 triệu sản phẩm/năm.
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho hay, kết quả xuất khẩu dệt may trong những năm qua có sự đóng góp rất tích cực của khối DN FDI.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc DN FDI đầu tư quy mô, hoạt động hiệu quả tại Việt Nam chính là “tấm gương” để các DN Việt Nam tự làm mới mình, bởi trong một môi trường đầu tư như vậy, cùng chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, DN FDI vẫn sống khỏe và không ít DN tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô, tạo hấp dẫn cho các DN dệt may khác đến đầu tư tại Việt Nam.
Về phía DN dệt may trong nước, dẫu với hơn 3.700 DN, nhưng số lượng DN có quy mô lớn, được đầu tư đồng bộ từ dệt, nhuộm, may không nhiều, trừ một số tên tuổi lớn như Tổng công ty cổ phần Phong Phú, Thành Công Group…
Cũng phải nói thêm rằng, gần 10 năm trước, Phong Phú đã liên doanh với Tập đoàn ITG để thực hiện dự án trị giá 80 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) xây dựng cụm công nghiệp dệt may, từ khâu nguyên liệu vải ban đầu đến sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Hơn 90% sản phẩm làm ra của liên doanh ITG - Phong Phú cho đến thời điểm này vẫn được ITG tìm thị trường xuất khẩu.
Còn Thành Công cũng liên doanh với Tập đoàn E-Land (Hàn Quốc) . Việc liên kết này đã giúp Thành Công tiêu thụ tốt hơn sản phẩm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD trong năm 2011.
Theo baodautu.vn
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
Online Pharmacy Order In Png stromectol japan
24/08/2022