07/06/2023
Kỳ trước chúng ta đã cùng tìm hiểu tổng quan về quần áo bảo hộ lao động, kỳ này hãy cũng Hoàng Dũng tiếp tục tìm hiểu về các loại quần áo bảo hộ thông dụng nhé.
Quần áo bảo hộ lao động mỗi ngành nghề sẽ được may với các loại chất liệu vải khác nhau, tuy nhiên điểm chung ở đây chính là quần áo phải đảm bảo được độ an toàn cũng như giúp người lao động cảm nhận được sự thoải mái khi làm việc. Hiện tại quần áo bảo hộ lao động được chia làm 3 loại chính như sau:
1. Quần áo bảo hộ lao động công nhân
Quần áo bảo hộ công nhân là loại đồng phục đơn giản và cơ bản được sử dụng thường xuyên trong các dây chuyền sản xuất mà không phải tiếp xúc với bất kì hóa chất độc hại hay các tác động từ điện hoặc nhiệt độ quá cao. Các nhà sản xuất quần áo bảo hộ công nhân ưu tiên lựa chọn những chất liệu vải nhẹ như kaki, cotton để mang lại cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu và thuận tiện hơn bởi tính chất mỏng, khả năng thấm hút tốt.
2. Quần áo bảo hộ lao động chống hóa chất
Quần áo bảo hộ dành cho người lao động trong những ngành sản xuất đặc thù thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại thì loại trang phục này sẽ được chú trọng rất nhiều đến chất liệu vải. Loại vải được ưu tiên sử dụng phải đảm bảo thỏa mãn được các tiêu chí khắt khe liên quan tới tính chống thấm và chịu được tác động vô hình của các loại hóa chất.
Do đó loại đồng phục này sử dụng trong lĩnh vực có điều kiện làm việc đặc thù này cần có đặc tính dễ giặt và phơi lâu khô do cấu tạo chủ yếu từ các chất liệu nhựa và ni lông. Với loại đồng phục bảo hộ lao động chống hóa chất, bên cạnh các đặc tính đảm bảo sự an toàn cho người lao động, trang phục còn cần phải tạo sự thoải mái, dễ chịu đồng thời thuận lợi, tiện dụng trong hoạt động và thời gian làm việc để hỗ trợ cho quá trình lao động sản xuất.
3. Quần áo bảo hộ lao động chịu nhiệt
Đây là trang phục bảo hộ dành cho người lao động làm việc trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, nhà sản xuất cần chọn cho nhân công những bộ quần áo bảo hộ lao động chuẩn có cấu tạo được làm bằng chất liệu bạc mỏng nhằm tăng khả năng chịu nhiệt và không dẫn nhiệt.
Ngoài ra, loại trang phục này cần được may bằng chất liệu có độ dày vừa phải và điều đó cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc không làm người lao động có cảm giác ngột ngạt khi sử dụng, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và làm giảm hiệu quả lao động.
Một số ngành nghề sử dụng quần áo bảo hộ lao động
- Ngành điện lực.
- Ngành xây dựng
- Ngành hóa chất
- Ngành y tế
- Ngành công nghiệp…
0 nhận xét