27/10/2016
Doanh nghiệp thuộc hai ngành xuất khẩu lớn là dệt may và da giày đang ngóng chờ cơ hội thâm nhập sâu hơn thị trường Mỹ, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các bên tham gia đàm phán ký kết.
Tuy nhiên, trong phiên đàm phán TPP gần đây nhất, một vấn đề đã nảy sinh khi đại diện thương mại Mỹ đề nghị áp dụng quy tắc “yarn forward” (nguyên tắc xuất xứ tính từ công đoạn sợi trở đi áp dụng cho ngành may mặc) đối với hàng dệt may Việt Nam. Theo đó, sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ được hưởng thuế ưu đãi, khi sợi và các công đoạn sau sợi (gồm vải, cắt và may) được thực hiện tại các nước tham gia Hiệp định, chỉ có xơ được phép có nguồn gốc từ các nước không tham gia Hiệp định.
Bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, nếu nguyên tắc trên được áp dụng trong TPP, thì không chỉ doanh nghiệp dệt may Việt Nam, mà cả nhà đầu tư của Mỹ tại Việt Nam cũng không được lợi, vì họ cũng chỉ đầu tư ở công đoạn cắt và may.
Có thể nói, Mỹ là thị trường quyết định lớn đến sự tăng trưởng của hai ngành xuất khẩu quan trọng nước ta. Bởi vậy, việc đóng góp ý kiến để dung hòa lợi ích các bên tham gia, hạn chế thấp nhất thiệt thòi cho xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam và một số ngành xuất khẩu chủ lực là mục tiêu lớn trong tiến trình đàm phán TPP của Việt Nam.
Ông Trần Quang Nghị, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, ngành dệt may sẽ tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đoàn đàm phán của Việt Nam tại TPP, bởi thị trường Mỹ hiện chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Khi TPP chính thức có hiệu lực, dệt may sẽ là ngành được hưởng lợi rõ nhất, vì nếu đàm phán thành công, có tới 95 dòng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ được hưởng thuế suất 0%.
Cùng với dệt may, da giày cũng là ngành có nhiều triển vọng tăng trưởng xuất khẩu lớn vào thị trường Mỹ khi TPP có hiệu lực. Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giày Thái Bình (Bình Dương), với TPP, có khả năng, thuế suất đối với hàng da giày Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm một nửa.
So với các hiệp dịnh thương mại tự do khác, TPP được xem là có bước phát triển mới về chất lượng cam kết và đặt ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ… Tuy vậy, Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho rằng, ngành da giày Việt Nam đang thực hiện tốt những việc này.
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
0 nhận xét