27/10/2016
Chính sự kém cỏi lại là nguyên nhân của việc không nhận ra sự kém cỏi. Cái vòng luẩn quẩn đó của các nhà quản lý thiếu năng lực thường gây không ít thiệt hại cho công ty của bạn. Nhà lãnh đạo nên làm gì để hạn chế, và thậm chí khắc phục điều này?
Dilbert[1] đã rất đúng. Những nhà quản lý thực sự kém là những người không có khả năng nhận ra sự kém cỏi của mình. Đó là kết luận trong một nghiên cứu rất nổi tiếng được xuất bản trong Tạp chí Tính cách và Tâm lý xã hội vào tháng 12 năm 1999, rất lâu trước khi Tạp chí The Office soán ngôi dẫn đầu.
“Không chỉ những con người có năng lực kém sẽ rút ra các kết luận kém và từ đó cũng sẽ có những sự lựa chọn sai lầm, mà chính sự kém cỏi của họ sẽ không cho họ có khả năng nhận ra điều đó” Justin Kruger và giáo sư cũ của anh - David Dunning - tác giả của nghiên cứu tại Cornell.
Kết luận này ngày nay được gọi là “Hiệu ứng Dunning - Kruger” để tưởng nhớ đến hai người.
Bởi vậy làm cách nào để các công ty có thể chống lại ảnh hưởng nguy hiểm này? Một cách mà các công ty có thể bảo vệ bản thân khỏi sự “ngu ngốc” trong quản lý này là bằng việc thông qua một quá trình gọi là mô hình năng lực.
“Mô hình năng lực quản lý và lãnh đạo là một bản kế hoạch chi tiết bao gồm những hành động cụ thể để đi đến thành công ở một tổ chức nhất định” - ông Kevin Hummel - Tiến sĩ và là Chủ tịch của Hãng tư vấn Lighthouse Consulting cho biết. “Đối với một vài người, đó là lần đầu tiên họ thấy được rõ ràng rằng công việc lãnh đạo hiệu quả thì nên được nhìn nhận như thế nào.”
Sau đây là một số gợi ý để cải thiện năng lực quản lý và lãnh đạo:
Kết nối khả năng và sự thăng tiến. Một trong những điều khiến các Tổng Giám đốc điều hành (CEO) giật mình tỉnh giấc giữa đêm là họ phải lo lắng về việc liệu họ đã phân công đúng người vào đúng vị trí chưa.
Khả năng quản lý và lãnh đạo có thể được coi là một phần của phương trình bằng cách đảm bảo những người được cân nhắc vào vị trí lãnh đạo sẽ được truyền thụ bí quyết quản lý để quản lý cũng như là biết cách lãnh đạo.
Hãy giữ niềm tin của mọi người dành cho mình. Hãy làm điều bạn nói bạn sẽ làm. Các lãnh đạo thường xuyên sai sót ở điểm này bởi họ không thực hiện đúng những lời hứa hẹn hoặc bởi họ trốn tránh tránh nhiệm.
Việc đặt ra các tiêu chuẩn để đảm bảo độ tin cậy sẽ đồng nghĩa với việc các giám đốc biết bạn mong đợi điều gì ở họ cũng như điều gì sẽ xảy ra nếu họ không tuân theo các tiêu chuẩn trên.
Giữ cho năng lực của bạn ở mức thích hợp. “Bạn sẽ không thể xây dựng được một căn nhà mà không có bản thiết kế, vậy tại sao bạn lại xây dựng ngôi nhà tổ chức mà lại thiếu đi bản thiết kế?” Ông Hummel nói
“Hãy gắn kết các nhân tài của tổ chức với các thách thức kinh doanh và điều chỉnh cho phù hợp với tổ chức. Điều này không chỉ đảm bảo rằng các nhân tài của tổ chức hoạt động một cách chính xác và đưa đến những thành tựu trong kinh doanh mà còn nâng cao độ tin cậy giữa những người tham gia, đây là yếu tố chủ chốt để hoàn thành công việc.”
Hummel nói: “Nhân tài là lợi thế cạnh tranh lớn nhất và duy nhất mà một tổ chức có thể có. Khả năng lãnh đạo và quản lý có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một lý tưởng; dó có thể là một chuẩn mực cho các cá nhân để duy trì bản thân họ cũng như những người theo họ cũng trở nên đáng tin cậy hơn.”
Bạn đang làm gì để duy trì khả năng làm việc trong tổ chức của mình?
quantri.com.vn
0 nhận xét