27/10/2016
Hiệp định thương mại Việt Nam - Nhật Bản có hiệu lực đang mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu (XK) cho hàng dệt may (DM). Những tháng đầu năm 2009, đơn hàng XK sang Nhật đang tăng lên, trong khi các thị trường XK chính như Mỹ, EU đều giảm sút. Tuy nhiên, để hưởng được thuế suất 0% vào thị trường Nhật, nguồn nguyên phụ liệu (NPL) sản xuất vẫn còn vướng.
Dù chỉ chiếm 10% trong tổng thị phần hàng DM XK của VN trong năm 2008, nhưng với chính sách chuyển dịch đơn hàng từ NNK, hàng DM VN đang có nhiều thuận lợi để gia tăng thị phần vào thị trường rất khó tính này!
Theo các nhà nhập khẩu (NNK), VN vẫn là điểm đến quan trọng sau khi phương thức kinh doanh “Trung Quốc + 1” (90% hàng nhập khẩu vào Nhật từ Trung Quốc, 10% còn lại từ các nước khác) trước đây được thay đổi.
Nhật là thị trường duy nhất của DM VN có tăng trưởng XK trong những tháng đầu năm 2009. Hai tháng đầu năm nay, hàng DM VN XK sang Nhật đã tăng 27% so với cùng kỳ năm 2008, đạt mức 138 triệu đô la Mỹ. Ngành DM VN dự kiến, kim ngạch XK DM vào Nhật trong năm 2009 sẽ tăng 20% so với năm 2008.
Veston, sản phẩm xuất khẩu qua Nhật Bản có giá trị cao của Công ty cổ phần May Nhà Bè
Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 3 nhận xét, ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các mặt hàng thời trang cao cấp bị hạn chế trong tiêu thụ, thay vào đó các sản phẩm cấp thấp hơn được người tiêu dùng Nhật lựa chọn. Do vậy, các đơn hàng có đơn giá thấp, chất lượng được lợi thế và gia tăng XK vào Nhật. Đây cũng là một lợi thế cho các DN DM XK vào Nhật trong thời điểm hiện nay.
Hiện Sài Gòn 3 sản xuất chủ yếu mặt hàng quần jean, kaki cho Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật là Uniqlo. Dự kiến, trong năm 2009, công ty sẽ tăng tỷ trọng XK hàng vào Nhật lên 60%, so với 50% của năm trước. Khác với xu thế đặt đơn hàng nhỏ trong thời điểm hiện nay, nhiều NNK Nhật vẫn đặt nhiều đơn hàng lớn lên đến hàng trăm ngàn sản phẩm. Không chỉ tăng sản lượng cho đối tác lâu năm như Sài Gòn 3, mà Tập đoàn Uniqlo còn có dự định mở rộng các nhà sản xuất khác.
Không chỉ có Uniqlo, các DN VN cho biết hiện đã có nhiều nhà bán lẻ trong tốp đầu của Nhật cũng đã xúc tiến, đặt hàng DM tại VN. Theo thông tin từ Hội Dệt may - Thêu đan TPHCM, Uniqlo đang lên kế hoạch tiếp xúc với khoảng 50 DN DM XK tại TPHCM trong thời gian gần đây.
Ông Lưu Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH May Hoàng Kim, một DN nhỏ chuyên sản xuất túi xách, va li cho biết, trước xu hướng NNK đặt những đơn hàng nhỏ thì các DN vừa và nhỏ lại có được ưu thế! “Chất lượng - giá bán - thời gian giao hàng” là 3 yêu cầu cơ bản nhất phải đảm bảo cho đối tác Nhật. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác với các đối tác Nhật, các DN cho rằng, NNK Nhật dường như đã dễ tính hơn trước! DN có thể thương thảo với NNK về thời gian giao hàng và dễ được chấp thuận khi có lý do chính đáng. Hiện nay, đơn hàng XK sang Nhật tại Công ty Hoàng Kim đang tăng lên. Trong đó, có nhiều đơn hàng của khách hàng mới lần đầu tiên hợp tác.
Nguyên liệu xuất xứ chưa... thông!
Việc NNK Nhật chuyển đơn hàng sang VN trong thời gian gần đây một phần nhờ sự hấp dẫn từ chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (EPA) đã có hiệu lực. Theo đó, thuế suất NK hàng DM VN vào Nhật sẽ được hưởng mức 0%. So với mức thuế 5% - 10% của trước đây, ưu đãi này là một động lực lớn để NNK chuyển xuất xứ của nguồn hàng. Tuy nhiên, để hưởng được thuế suất 0%, đòi hỏi nhà sản xuất phải đáp ứng được yêu cầu xuất xứ. Nguồn NPL dùng để sản xuất chỉ được giới hạn: Việt
Công ty cổ phần Dệt May Thành Công dệt vải thun xuất khẩu qua Nhật Bản
NPL cho hàng DM trong nước vẫn đang là vấn đề “tương lai” của ngành công nghiệp phụ trợ VN. Hiện nay, 70% NPL phục vụ cho XK DM là hàng nhập khẩu, chiếm phần lớn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Và cho đến thời điểm này, NPL từ Trung Quốc vẫn có giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với nguồn NPL từ những thị trường khác.
Trên thực tế, một số DN dệt trong nước như Phong Phú, Việt Thắng đã đáp ứng, cung cấp NPL cho DN XK. Việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhà sản xuất, nhất là đối với các DN XK hàng DM vào Nhật.
Công ty CP May Sài Gòn 3 cho biết, hiện 80% nguồn NPL DN dùng để sản xuất quần jean, kaki XK sang Nhật là của VN và Nhật. Ở Công ty Hoàng Kim cũng vậy, 100% NPL sản xuất đều là NPL trong nước. Đây là yếu tố tích cực cho cả nhà sản xuất và NNK. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có ít DN sử dụng NPL đáp ứng được yêu cầu xuất xứ đưa ra.
Theo đánh giá của các DN, NPL của Nhật, các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều cao và việc này sẽ ảnh hưởng đến giá bán. Các DN XK hàng DM sang Nhật cho biết, đến thời điểm hiện nay, nếu sử dụng NPL của
Vinatex
0 nhận xét