27/10/2016
Với việc xuất khẩu giảm, các nhà sản xuất hàng dệt may Indonesia đang quay sang thị trường trong nước với sự giúp đỡ của chính phủ trong các chương trình khuyến khích người dân mua hàng nội địa.
Viễn cảnh đang sáng sủa hơn cho những hãng vốn đã tập trung vào thị trường nội địa từ lâu.
Giám đốc công ty PT Ratutex Purwakarta, Denny Hendradi nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “ Phần lớn các nhà sản xuất dệt may đều xuất khẩu sang nước ngoài. Hiện tại họ đều gặp khó khăn do nhu cầu của đối tác giảm. Chúng tôi thật may mắn vì 70% sản phẩm của chúng tôi được tiêu thụ ở trong nước.”
Ratutex là một trong những doanh nghiệp có hệ thống dây chuyền dệt may hoàn thiện nhất Tây Java, tỉnh cung cấp đến 40% sản lượng dệt may cho toàn đất nước.
Denny nói thêm: “Thị trường trong nước đã cứu sống chúng tôi, đặc biệt hiện nay khi đồng nội tệ đang mạnh.”
Lie Kim Liang, giám đốc công ty Indratex Batujajar Cimahi (
Lie Kim nói: “ Chúng tôi đã rất bi quan. Cuối năm ngoái, sản lượng giảm từ 30 xuống còn 20 tấn mỗi ngày. Công ty phải đối mặt với nhiều bất ổn nhưng chúng tôi đã nhận được các đơn đặt hàng từ trong nước. Chúng tôi đã phải giữ giá mua nguyên liệu thô làm ra sợi ở mức 430 USD/ball (1 ball = 181,44kg) vào tháng 1 và 2 năm này nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về vải của các doanh nghiệp trong nước. Thật ngạc nhiên, đó là lượng đơn đặt hàng nhiều nhất từ trước đến nay”
Theo Hiệp hội Dệt May Indonesia (API), trong tất các ngành công nghiệp, ngành dệt may là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo Tổng cục thống kê của
Chính phủ đã đưa ra một số chính sách nhằm duy trì nhu cầu trong nước nhằm bù cho phần thụt giảm của xuất khẩu. Một trong số đó là chương trình mang tên “ Tôi yêu
Bộ Công nghiệp cũng đã tiến hành các chương trình hỗ trợ trong đó dệt may được chọn là ngành nhận được giúp đỡ khi các doanh nghiệp được vay ngân hàng với nhiều ưu đãi để nhằm hiện đại hoá máy móc, tăng sản lượng
Trong khi đó, Lilik Kurnadi, giám đốc của Primatek cho biết nhiều doanh nghiệp dệt may đã tận dụng những khoản trợ cấp của chính phủ để tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường nội. Ông cho biết khoảng 50% các doanh nghiệp dệt may sử dụng vốn vay ngân hàng vào việc mua máy móc hiện đại nhằm tiết kiệm năng lượng, chất hoá học đầu vào và nước. Kết quả là các sản phẩm trong nước rẻ hơn các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí rẻ hơn cả những sản phẩm nhập lậu, trốn thuế.
Vinatex
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
0 nhận xét