27/10/2016
Hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng rất mạnh trong năm 2007, gây bất lợi cho lượng hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ của Ấn Độ và Pakistan. Cả hai nước này cũng tụt hạng thêm trên thị trường xơ nhân tạo, đồng thời bị mất thị phần đáng kể ở các cat hàng may mặc làm từ bông.
Sự sụt giảm này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2008-2009, trừ trường hợp Trung Quốc buộc phải tăng giá xuất khẩu vì chi phí sản xuất tại nước này và giá đồng tệ tăng mạnh. Hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2007, với việc hàng may mặc xuất xứ Ấn Độ vàPakistan nhập khẩu vào Mỹ giảm đi như một hệ quả. Ở các cat hàng xơ nhân tạo, Ấn Độ và Pakistan do bị thiếu vải nội địa làm từ polyeste. Thị phần của hai nước này trên thị trường hàng may mặc nhập khẩu Mỹ lại giảm trong năm qua, xét về mặt số lượng (m2).
Theo số liệu sơ bộ (chưa thống kê về mặt giá trị), hàng quần làm từ xơ nhân tạo dành cho đàn ông và bé trai của Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ giảm 31% trong năm 2007 trong khi mặt hàng này của Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng 21%. Hàng Pakistan xuất khẩu sang Mỹ thậm chí còn giảm 47% ở cùng thời điểm. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở cat 638 (hàng sơ mi dệt kim làm từ xơ nhân tạo dành cho đàn ông và bé trai), với hàng của Trung Quốc tăng mạnh 53%, còn hàng Ấn Độ giảm 56% trên thị trường hàng nhập khẩu của Mỹ. Các mặt hàng làm từ bông vẫn cầm cự được. Trong năm 2006, hàng xuất khẩu của hai nước Nam Á này đã bị sụt giảm ở các cat hàng xơ nhân tạo. Như vậy, hai nước này đã bị giảm khoảng 50% ở phần lớn các cat hàng trong hai năm qua.
Nhưng Ấn Độ và Pakistan vẫn chỗng đỡ được ở các cat hàng làm từ bông, điều này dễ hiểu vì hai nước này sẵn có một khối lượng lớn xơ bông nội địa, sợi và vải. Các hạn ngạch của Mỹ áp đặt lên hàng may mặc Trung Quốc cũng vẫn bảo vệ cho lượng hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ của Ấn Độ và Pakistan cho đến cuối năm nay. Ở cat 338 (hàng sơ mi dệt kim bông dành cho đàn ông và bé trai, bao gồm T-shirt), thị phần của Trung Quốc trên thị trường hàng nhập khẩu của Mỹ không có thay đổi gì đáng kể trong các năm 2005 đến 2007, chỉ chiếm 4.9% trong năm qua.
Thị phần mặt hàng này của Ấn Độ tăng từ 4.76% lên 6.36% ở cùng thời điểm, còn thị phần hàng Pakistan ở mức cao hơn, chiếm 7.58% trong năm 2007. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là hai nước này đang gặp khó khăn với mặt hàng sơ mi dệt thoi bông. Hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng vọt ở cat 341 (sơ mi dành cho nữ và bé gái) sau khi các hạn ngạch không bị tái áp dụng đối với mặt hàng này vào năm 2005.
Do đó, thị phần hàng Ấn Độ giảm từ 28% xuống còn 20% chỉ trong hai năm qua. Thị phần của Pakistan vẫn ở mức không có gì đáng kể. Ấn Độ cũng bị sụt giảm ở cat 342 (váy bông). Thị phần cat hàng này của Trung Quốc nhảy vọt từ 26% lên 50% chỉ trong hai năm qua, trong khi thị phần của Ấn Độ giảm từ 22% xuống còn 12%.
Số liệu này không báo trước điều gì tốt đẹp đối với hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ của Ấn Độ và Pakistan trong thời kỳ hậu hạn ngạch, trừ phi Trung Quốc buộc phải tăng mạnh giá hàng xuất khẩu của mình theo tình hình chi phí sản xuất hiện đang mạnh ở nước này.
0 nhận xét