27/10/2016
Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới về xuất khẩu nếu gia nhập tổ chức chuỗi cung ứng dệt may (SAFSA), bởi gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ổn định được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn.
Hàng năm, Việt Nam đều phải nhập bông và phụ liệu từ nước ngoài phục vụ ngành dệt may trong nước. Trong đó, lượng bông nhập khẩu vào khoảng trên 300.000 tấn, năm 2010 nhập khoảng 337.458 tấn, tương đương 623,63 triệu USD.
Trong khi đó, diễn biến giá bông có chiều hướng tăng cao do nhu cầu tiêu thụ tăng và ảnh hưởng của khí hậu xấu ở nhiều nước sản xuất. Thiếu nguyên liệu từ nhiều năm nay vẫn là thách thức lớn nhất đối với ngành Dệt may.
Trong 2 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn tăng cao so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1 và tháng 2 đạt hơn 2 tỉ USD, trong đó tháng 1 đạt hơn 1,2 tỉ USD, tăng 54% và đây cũng là con số kỷ lục của ngành.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, năm 2011, các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật đều tăng nhập khẩu, các nước ở châu Á, châu Phi, Trung Đông cũng đặt hàng nhiều hơn.
Thực tế nhiều năm qua, Việt Nam đã triển khai kế hoạch đầu tư, mở rộng diện tích trồng bông vải trong nước nhưng sản lượng thu hoạch trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được gần 2% nhu cầu sản xuất, khoảng 10.000 tấn.
Hơn nữa, việc 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài có ảnh hưởng lớn đến không chỉ ngành dệt sợi mà cho cả hoạt động sản xuất, xuất khẩu dệt may. Vì hiện nay, trong chuỗi sản xuất liên hoàn từ sản xuất bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới đến may mặc, Việt Nam mới làm tốt được khâu cuối cùng.
Có thể tham gia mối liên kết khách hàng
Tuy vậy, ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới về mặt hàng xuất khẩu nếu gia nhập tổ chức SAFSA - một tổ chức tạo nên mối liên kết khách hàng ngay từ khâu đầu tiên, bởi gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ổn định nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ (chiếm 55% thị phần).
Gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự liên kết giữa các khâu nhuộm, dệt, thiết kế, may và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là khâu thiết kế, chúng ta sẽ tự thiết kế chứ không làm theo yêu cầu thiết kế của nước ngoài, điều đó có nghĩa là hạn chế các đơn hàng gia công vốn đem lại giá trị lợi nhuận thấp, trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế.
SAFSA đã có mặt tại Hoa Kỳ, các nước thành viên EU và nhiều nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) - khu vực tiềm năng trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu để làm sợi dây liên kết giữa các công ty dệt may trên toàn cầu.
Theo bà Cao Thị Kim Oanh, Phòng Thị trường, Tổng Công ty May 10, tham gia SAFSA không chỉ là sự hội nhập của ngành may mặc Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng cường các mối quan hệ, nâng cao kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm toàn cầu và chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng hơn.
Chinhphu.vn
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
0 nhận xét