27/10/2016
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhiều DN ngành dệt may chuyên làm hàng xuất khẩu đã lên các phương án quay về chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tuy nhiên, đến nay, việc “trở về” này vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.
“Các cơ sở sản xuất nhỏ thì không sợ mất thương hiệu, chứ những đơn vị lớn như Công ty May Sài Gòn 3 mà làm nội địa, nếu bị làm nhái thì có nguy cơ mất thương hiệu. Mà mất thương hiệu thì sẽ rất khó phát triển sau này”, ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng, khó khăn lớn nhất đối với DN sản xuất hàng nội địa là phải thuê cửa hàng, giá thuê mặt bằng hiện lại rất cao, nên nhiều doanh nghiệp dệt may không kham nổi.
Đồng quan điểm trên, bà Ngô Thị Báu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nguyên Tâm (thương hiệu FOCI) cho biết, do giá thuê mặt bằng cao, nên Công ty đã đối phó bằng cách giảm số cửa hàng (chi phí cao) và tăng điểm bán hàng (chi phí thấp hơn). Cụ thể, trước đây FOCI có 100 cửa hàng và 300 điểm bán hàng, nhưng hiện chỉ còn 50 cửa hàng, nhưng số điểm bán hàng đã tăng lên con số 500.
Đại diện nhiều DN dệt may khác cho biết, kinh doanh lúc nào cũng phải tính đến yếu tố lợi nhuận, mà so sánh lợi nhuận xuất khẩu với việc làm hàng nội địa, thì làm xuất khẩu có lợi hơn nhiều.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tiềm năng tiêu thụ hàng dệt may của thị trường nội địa còn rất lớn, chỉ do DN còn chưa thật mặn mà với sân nhà, nên thiếu quyết tâm vượt qua những khó khăn nhất thời để chiếm lĩnh mà thôi.
Baodautu.vn
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
0 nhận xét