27/10/2016
Ông Lê Tiến Trường - Phó tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam - cho biết dệt may là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Lao động làm việc trong ngành là trên 2 triệu người, riêng các doanh nghiệp trong tập đoàn có trên 120 nghìn người.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những tháng cuối năm có sự sụt giảm về đơn hàng, nhưng với nỗ lực vươn lên toàn ngành đã đạt được những kết quả đáng mừng. Cụ thể, hết 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 12,7 USD. Trong cả năm 2011, toàn ngành dệt may sẽ đạt trên 13,5 tỷ USD. Nếu tính thêm kim ngạch xuất khẩu phần sợi, ngành dệt may sẽ đạt 15,5 đến 15,8 tỷ USD. Nhận thấy những triệu chứng suy giảm đơn hàng từ tháng 9, bằng nhiều biện pháp khác nhau, các doanh nghiệp đã hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của thị trường. Đến thời điểm này, có thể nói về kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2011 vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra là 13,5 tỷ USD.
Theo ông Lê Tiến Trường, thành công xuất khẩu của ngành dệt may năm 2011 bao gồm cả yếu tố chủ quan là phát triển thị trường tốt, tăng được sản lượng. Còn yếu tố khách quan nữa là đơn giá chung của toàn thế giới có sự điều chỉnh. Năm nay, tăng trưởng kim ngạch của Việt Nam đạt tới 30%. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO,Việt Nam mới có lại mức tăng trưởng như vậy. Nhưng khi đã vào WTO thì đó là tăng trưởng do thị trường, đó là yếu tố khách quan. Vì thế có thể nói yếu tố khách quan đã dồn vào năm 2011 tương đối thuận lợi. Năm 2012 có những tín hiệu tình hình giống năm 2008 và hoàn toàn có thể tin tưởng được về khả năng tăng trưởng sản lượng, nhưng kim ngạch tăng trưởng như thế nào còn phải phân tích sâu hơn.
Với điều kiện thị trường như vậy, đương nhiên mục tiêu lớn nhất của ngành là giữ được thị trường, giữ được khách hàng và đảm bảo được khối lượng đơn hàng. Theo dự báo tình hình kinh tế thế giới và với tốc độ tăng trưởng của thị trường chính thì sản lượng của ngành dệt may Việt Nam năm 2012 có thể tăng 12- 13%. Nhưng kim ngạch là bao nhiêu còn phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh giá của thế giới. Việc này không phải câu chuyện của riêng dệt may Việt Nam mà là câu chuyện của toàn cầu.
Việc điều chỉnh giá như thế nào còn phụ thuộc vào mức tăng sản lượng và mức tăng trưởng về kim ngạch. Thực sự đây là bài toán khó, giống như bài toán dự báo giá xăng dầu, giá vàng và các nguyên liệu chủ chốt khác trên thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những tháng cuối năm có sự sụt giảm về đơn hàng, nhưng với nỗ lực vươn lên toàn ngành đã đạt được những kết quả đáng mừng. Cụ thể, hết 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 12,7 USD. Trong cả năm 2011, toàn ngành dệt may sẽ đạt trên 13,5 tỷ USD. Nếu tính thêm kim ngạch xuất khẩu phần sợi, ngành dệt may sẽ đạt 15,5 đến 15,8 tỷ USD. Nhận thấy những triệu chứng suy giảm đơn hàng từ tháng 9, bằng nhiều biện pháp khác nhau, các doanh nghiệp đã hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của thị trường. Đến thời điểm này, có thể nói về kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2011 vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra là 13,5 tỷ USD.
Theo ông Lê Tiến Trường, thành công xuất khẩu của ngành dệt may năm 2011 bao gồm cả yếu tố chủ quan là phát triển thị trường tốt, tăng được sản lượng. Còn yếu tố khách quan nữa là đơn giá chung của toàn thế giới có sự điều chỉnh. Năm nay, tăng trưởng kim ngạch của Việt Nam đạt tới 30%. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO,Việt Nam mới có lại mức tăng trưởng như vậy. Nhưng khi đã vào WTO thì đó là tăng trưởng do thị trường, đó là yếu tố khách quan. Vì thế có thể nói yếu tố khách quan đã dồn vào năm 2011 tương đối thuận lợi. Năm 2012 có những tín hiệu tình hình giống năm 2008 và hoàn toàn có thể tin tưởng được về khả năng tăng trưởng sản lượng, nhưng kim ngạch tăng trưởng như thế nào còn phải phân tích sâu hơn.
Với điều kiện thị trường như vậy, đương nhiên mục tiêu lớn nhất của ngành là giữ được thị trường, giữ được khách hàng và đảm bảo được khối lượng đơn hàng. Theo dự báo tình hình kinh tế thế giới và với tốc độ tăng trưởng của thị trường chính thì sản lượng của ngành dệt may Việt Nam năm 2012 có thể tăng 12- 13%. Nhưng kim ngạch là bao nhiêu còn phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh giá của thế giới. Việc này không phải câu chuyện của riêng dệt may Việt Nam mà là câu chuyện của toàn cầu.
Việc điều chỉnh giá như thế nào còn phụ thuộc vào mức tăng sản lượng và mức tăng trưởng về kim ngạch. Thực sự đây là bài toán khó, giống như bài toán dự báo giá xăng dầu, giá vàng và các nguyên liệu chủ chốt khác trên thế giới.
Theo tamnhin.net
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
0 nhận xét