27/10/2016
Năm hết tết đến, người người nhà nhà đều bận rộn tất bật với các công việc truyền thống như lau dọn lại nhà cửa, quét sơn lại nhà cho mới, mua sắm đồ ăn, quần áo mới và cành đào cây quất... để chuẩn bị cho một cái Tết thật ý nghĩa và ấm cúng.
Mỗi một năm trôi đi để lại bao nhiêu sự kiện vui hay buồn, thành công hay thất bại của mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức ở phía sau. Với quan niệm truyền thống, năm mới là dịp để mỗi chúng ta sum vầy, đoàn tụ cùng gia đình và bè bạn. Công ty dệt may Hoàng Dũng cũng vậy, kết thúc năm 20111 với nhiều sóng gió của thị trường, biến động nói chung và nói riêng của ngành dệt may. Tuy nhiên, công ty vẫn đạt được những bước phát triển vượt bậc và mạnh dạn đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Với những chiến lược, quyết sách đúng đắn của ban lãnh đạo cùng sự đoàn kết, chăm chỉ quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, thành quả mà Công ty đạt được trong năm 2011 đã đem lại cho toàn thể cán bộ CNV công ty một cái tết đầy đủ và ấm cúng.
Tết Nguyên Đán đã định, Công ty dệt may Hoàng Dũng xin chúc toàn thể cán bộ, anh chị em công nhân viên công ty nói riêng, các đối tác của công ty nói chung có một kỳ nghỉ tết thật ý nghĩa. Chúc cho mọi người năm mới vạn sự như ý, thành công trên mọi mặt của mọi lĩnh vực và luôn sum vầy, hạnh phúc với gia đình và người thân.
Sau đây là lịch nghỉ tết của Công ty dệt may Hoàng Dũng: Toàn thể cán bộ CNV nghỉ tết từ ngày 19/1 đến hết ngày 27/1/2012.
- Vài nét lịch sử về Tết Nguyên Đán:
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày).
Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng cộng 4 ngày). Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.
Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.
Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.
Theo wikipedia.
0 nhận xét