27/10/2016
Tình hình khủng hoảng lao động đến vào thời điểm Ấn Độ đang mất dần lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường xuất khẩu do chi phí đầu vào tăng cao trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng như Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Trung Quốc. |
Quan chức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) cho biết mối quan ngại về ngành công nghiệp dệt may và quần áo phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc huy động thêm công nhân để đáp ứng các yêu cầu sản xuất khi phần lớn lao động đã chuyển sang việc làm có thu nhập cao hơn trong những lĩnh vực phát triển nhanh hay trở về nông thôn. Hiện nay lực lượng lao động trong ngành công nghiệp dệt may và quần áo chiếm khoảng 35 triệu người, con số này sẽ tăng lên 47 triệu người vào năm 2015, bao gồm 5 triệu công nhân lành nghề và 2 triệu công nhân kỹ thuật và nhân viên khác, nếu đáp ứng kế hoạch tăng trưởng. Hầu hết công nhân kiếm được khoảng 7.000 Rs/tháng và làm việc có tính theo mùa. Họ di chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp đến các thành phố sau mùa gieo hạt khoảng nữa năm và sau đó trở về nông thôn khi mùa thu hoạch bắt đầu, tổng thư ký ASSOCHAM, D.S. Rawat cho biết. Với hoạt động xây dựng ngày càng tăng của các dự án cơ sở hạ tầng và lĩnh vực bất động sản trên cả nước, nhiều công nhân đã từ bỏ ngành công nghiệp dệt may do mức lương thấp và chi phí sinh hoạt tại thành phố tăng cao. ”Nhiều cơ hội việc làm mới đã xuất hiện trong thời gian gần đây ở khu vực đô thị như chuỗi bán lẻ, các công ty hướng dẫn khách du lịch và các công ty bảo vệ, tạo ra nhiều cơ hội cho hàng triệu lao động chưa có tay nghề, bán tay nghề và công nhân lành nghề,” ông Rawat cho biết. Ông nói, ngành công nghiệp dệt may và quần áo sẽ không có khả năng nâng cấp kỹ thuật tiên tiến và tìm ra khó khăn để tồn tại ở thị trường trong nước và xuất khẩu, trừ khi đưa ra chương trình phát triển kỹ năng lớn để thu hẹp khoảng cách giữa các chuyên gia quản lý và kỹ thuật từ sợi đến chuỗi thời trang dệt may, quần áo và ngành công nghiệp bán lẻ. Ấn Độ đã ký kết hiệp định tự do thương mại với nhiều nước Châu Á trong những năm gần đây, việc nhập khẩu sẽ gia tăng tính cạnh tranh của các công ty truyền thống và công ty cực đoan tại thị trường trong nước. |
Vinatex.com
Tag: Textile industry, textile company, textile fabric, vai, vải, gia công, gia cong, hoàng dũng, bảo hộ, bao ho, thời trang, thoi trang, dệt may, vải đồng phục, det may, đồng phục, dong phuc, cong ty det, the fabric, may mặc, may mac.
0 nhận xét