Khi bắt đầu vụ mùa 2009-2010, toàn thế giới đã tập trung vào Ấn Độ- quốc gia sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu bông lớn thứ 2 thế giới. Bông và ngành công nghiệp bông chiếm vai trò nền tảng của văn hoá cũng như lịch sử giao thương buôn bán hàng nghìn năm của Ấn Độ. Theo những dấu tích để lại cho thấy trồng bông, kéo sợi, dệt thoi và nhuộm bông đã có từ 5.000 năm về trước tại quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ là một những quốc gia có phạm vị trồng và chế biến bông lớn nhất thế giới, thị phần của Ấn Độ tại thị trường bông thế giới luôn ở vị trí hàng đầu. Trong thế kỷ 20, bông càng trở nên quan trọng trong việc tạo ra biểu tượng cho quốc gia này. Bước vào thế kỷ 21, với kỹ thuật ngày càng phát triển và sự toàn cầu hoá thị trường, Ấn Độ trở thành quốc gia không thể thiếu trên thị trường bông quốc tế.
Vị trí của bông trong nền kinh tế Ấn Độ
Mặc dù đôi lần bị phủ bởi chiếc bóng của Trung Quốc (quốc gia sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ bông lớn nhất thế giới), nhưng quốc gia Nam Á vẫn luôn chứng tỏ mình là một trong những nước chủ chốt của thị trường bông. Dệt là ngành lớn thứ 2 tại quốc gia này (sau ngành nông nghiệp) với hơn 35 triệu lao động. Sự lớn mạnh của ngành dệt phải kể đến sự mở rộng không ngừng của thị trường thế giới, đặc biệt là khi kết thúc Hiệp định WTO về xơ vào cuối năm 2004.
Diện tích trồng bông của Ấn Độ
Mức tiêu thụ bông của Ấn Độ đã tăng 35% từ 13,5 triệu kiện năm 2003-2004 lên mức dự đoán 22,5 triệu kiện trong vụ mùa năm nay. Ấn Độ là hiện là nhà xuất khẩu bông lớn thứ 3 tại Mỹ, chiếm khoảng 10% thị phần nước này. Sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong thập kỷ vừa qua đã mở rộng phạm vi thị trường nội địa, dẫn theo sự lớn mạnh của tiêu dùng quần áo và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng quốc gia này.
Diện tích và sản lượng bông của Ấn Độ
Ấn Độ dành nhiều đất cho trồng bông hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Diện tích trồng bông của Ân Độ chiếm 30,4% tổng diện tích bông của thế giới trong vụ mùa 2008-2009. Trong khi đó con số của Trung Quốc là 20,5% và Mỹ là 9,9%. Thậm chí Ấn Độ chỉ đứng sau Trung Quốc về sản lượng bông trong vụ mùa 2008-2009 ở mức 17,8 triệu kiện (trong khi Trung Quốc là 33,5 triệu kiện).
Tuy vậy về năng suất, Ấn Độ vẫn còn kém các nước khác. Năng suất trồng bông tại quốc gia Nam Á này là 523kg/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất 1.331kg/ha của Trung Quốc và mức trung bình của thế giới 766kg/ha.
Những năm gần đây, năng suất của Ấn Độ đã được cải thiện nhiều với loại hạt giống mới có tên GM. Từ khi giống bông GM được đưa vào trồng, nó đã làm tăng sản lượng mùa màng tại Ấn Độ. Năng suất đã tăng 74%, từ 302kg/ha trong năm 2002-2003 lên 523 kg/ha trong năm 2008-2009. Sản lượng cũng đã tăng 61% (từ 14 triệu lên 22,5 triệu kiện).
Năng suất và sản lượng bông của Ấn Độ
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng bông tại Ấn Độ là mưa. Ấn Độ có 2 mùa, mùa khô và mùa mưa. Vụ mùa phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa gió mùa. Khoảng 80% mưa tại Ấn Độ là mưa gió mùa, thường xảy ra vào giữa tháng 6 và tháng 9. Bởi vì chỉ có 35% diện tích bông được tưới tiêu nên năng suất và sản lượng dễ bị ảnh hưởng nếu có sự bất thường trong thời tiết.
Do sự khô hạn kéo dài mà vụ mùa 2008-2009, năng suất đã giảm từ 567 kg/ha xuống 523 kh/ha, còn sản lượng giảm từ 24,6 triệu xống 22,5 triệu kiện. Năm nay mưa đến muộn và ít hơn mức trung bình, sự khô hạn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vụ mùa bông.
Xuất khẩu và sự trợ giá của Chính phủ
Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lượng tiêu thụ bông của Ân Độ trong 1 thập kỷ qua đã tăng 35%. Tuy nhiên sức tiêu thụ nội địa này không tăng nhanh bằng mức tăng 105% của sản lượng nên tồn tại một lượng bông dư thừa lớn . Chính vì lẽ đó, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước xuất khẩu bông thô hàng đầu thế giới. Những nước nhập khẩu bông lớn nhất của Ấn Độ là Trung Quốc (46.7%), Pakistan (20.5%), và Bangladesh (12.1%).
Mặc dù phát triển nhanh nhưng những vấn đề về bông xuất khẩu vẫn còn tồn tại. Trong cuộc khảo sát gần đây (năm 2007) bởi Hiệp Hội Sản xuất Dệt thế giới, chất lượng bông của Ấn Độ là điều các nhà nhập khẩu than phiền nhất như các nhà cán bông của Ấn Độ vẫn còn để sót lại các hạt bông hay một số dây kim loại của máy móc vẫn còn bám vào xơ bông…
Tuy vậy, yếu tố ảnh hưởng chính đến xuất khẩu bông của Ấn Độ năm 2008-2009 không phải do chất lượng mà do sự can thiệp của chính phủ vào giá bông. Vào mùa hè năm 2008, chính phủ Ấn Độ đã tăng mức giá bảo trợ thấp nhất lên 30%- 50% (phụ thuộc từng loại bông). Khi mà giá bông sụp đổ vào mùa thu năm ngoái, mức giá trên đã có lợi cho người nông dân khi bán bông cho các tổ chức chính phủ như Cotton Corporation hay India’s National Agricultural Marketing Federation hơn là cho các nhà buôn trong và ngoài nước. Kết quả là xuất khẩu bông đã giảm nhanh chóng (giảm 68%) từ 7 triệu kiện năm 2007-2008 xuống còn 2 triệu kiện năm 2008-2009. Vì đã thu mua tận 11 triệu kiện nên các tổ chức chính phủ trên phải bán tháo sản phẩm với mức giá rất thấp.
Dự đoán trong năm 2009-2010
Dự đoán chung cho rằng bông Ấn Độ sẽ trở lại thị trường xuất khẩu thế giới năm 2009-2010. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự đoán Ấn Độ sẽ xuất khẩu tầm 6,4 triệu kiện. Do có sự bảo trợ giá, người nông dân Ấn đã tăng diện tích trồng thêm 16% mặc cho các nước khác đang giảm diện tích trồng do giá bông thế giới đang đi xuống.Tuy vậy theo dự đoán ,lượng mưa năm nay sẽ giảm 25%, điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến vụ mùa bông.
Theo dự đoán của USDA, chênh lệch giữa sản lượng và tiêu thu bông của thế giới năm nay sẽ là 6,9 triệu kiện (sản lượng là 105,9 triệu kiện và mức tiêu thụ là 112,8 triệu kiện). Nếu thời tiết khô tiếp tục kéo dài, sản lượng bông của Ấn Độ giảm, điều này khiến mức chênh lệch sẽ tăng lên. Từ đó giá bông nhiều khả năng tăng vào năm 2009-2010.
|
0 nhận xét