27/10/2016
Đầu tháng này, Bộ Công Thương Ấn Độ, sau khi đã hoàn tất những thủ tục cần thiết đã đưa ra kết luận và đề nghị sẽ đánh thuế chống bán phá giá lên mặt hàng vải lanh nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông. Giờ đây, Chính phủ nước này lại tiếp tục đưa mặt hàng nhập khẩu nữa lên” máy chém” nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Trong một thông báo từ cục Hải Quan , Bộ Tài Chính, Chính phủ Ấn Độ đã thi hành luật chống bán phá giá lên tất cả mặt hàng sợi POY, hay sợi Filament / Silk ; sợi kéo; sợi phi-POY mã 54024700 nhập khẩu từ Trung Quốc - Thái Lan hay Việt Nam với mức 112USD- 527USD/ tấn , có hiệu lực đến ngày 25 tháng 9-2009. Mục đích của động thái này nhằm bảo vệ doanh nghiệp sản xuất Polyeste tại Ấn Độ. Những doanh nghiệp này đã than phiền rằng hầu hết sản phẩm bị áp dụng thuế chống bán phá giá lần này, có giá bán rẻ hơn nhiều tại Ấn Độ, so với giá bán thực của chúng ở thị trường các nước xuất khẩu. Trước đó, Uỷ Ban Chống bán phá giá đã có khuyến nghị đề nghị chính phủ nêu ra hiện trạng ngành công nghiệp ở Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi giá nhập khẩu rẻ hơn từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Trong khi khuyến nghị này được trình lên chính phủ, thì ngành công nghiệp dệt Surat, ngành tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm bị áp dụng thuế lần này, đã có phản ứng không đồng tình. Ông Jariwala cho hay “ Đã có một luật định chống bán phá giá lên mặt hàng nhập khẩu POY . Khi mùa hè đến, nhu cầu từ loại vải này sẽ tăng, và nếu chúng ta chú ý một chút sẽ thấy khi thuế chống bán phá giá được áp dụng lên mặt hàng sợi, những nhà sản xuất sợi bản xứ sẽ đẩy giá thành sản xuất sợi tăng lên ,dẫn đến ngay hậu quả nhập khẩu mặt hàng vải mịn hơn sẽ tăng cao, gây tổn hại đến ngành dệt Surat”.
Ông Jariwala cho hay “ Đã có một luật định chống bán phá giá lên mặt hàng nhập khẩu POY . Khi mùa hè đến, nhu cầu từ loại vải này sẽ tăng, và nếu chúng ta chú ý một chút sẽ thấy khi thuế chống bán phá giá được áp dụng lên mặt hàng sợi, những nhà sản xuất sợi bản xứ sẽ đẩy giá thành sản xuất sợi tăng lên ,dẫn đến ngay hậu quả nhập khẩu mặt hàng vải mịn hơn sẽ tăng cao, gây tổn hại đến ngành dệt Surat”.
0 nhận xét